Điều oái oăm nhất trong cuộc sống tài chính của mọi người có lẽ là tiết kiệm. Tôi đã gặp rất nhiều tình cảnh như thế này. Đó là cũng lên lịch tiết kiệm, cũng tiết kiệm mỗi ngày. Nhưng đến một lúc nào đó tự nhiên lại phải xài tiền tiết kiệm đó. Vậy là kế hoạch tích góp coi như xong.
Chúng ta vẫn luôn biết. Nếu như 1 ngày tiết kiệm 10.000VND, thì một tháng sẽ là 300.000VND, và 1 năm thì sẽ là. 3.650.000VND. Vậy nếu chúng ta tiết kiệm từ lúc 10 tuổi và chúng ta sống đến 70 tuổi thì sẽ là bao nhiêu?
Tôi nghĩ đó sẽ là một con số ấn tượng. Cho dù lãi suất của nó là 0%.
Nhưng trong cuộc sống đâu phải mọi chuyện nó đều diễn ra như vậy. Chúng ta thường mắc phải những lỗi tâm lý mà khiến chúng ta tiêu đi những đồng tiền tiết kiệm.
Tuy nhiên, có những cuộc nghiên cứu đã diễn ra. Có những hành vi nhất định, vốn tồn tại ở rất nhiều người trong chúng ta. Làm tăng nguy cơ tiêu sạch hết tiền mình có. Hãy cùng tôi mổ xẻ tâm lý não bộ khiến bạn không thể tiết kiệm.
Nguyên nhân sâu xa: Phần bản năng
Có những lúc bạn sẽ đổ lỗi cho gen của mình. Bạn tự nhận mình “Tui vậy đó“… Vậy có thật là gen cũng quyết định khiến bạn không thể tiết kiệm.
Quay lại thời kỳ tiền sử của con người. Loài người chúng ta đã mất một thời gian thực sự khó khăn để sinh tồn và tiến hoá. Luôn có một động vật ăn thịt bạo lực ẩn nấp đâu đó chực chờ xông ra. Tình trạng nguy hiểm liên tục khiến cho 1 phần não bộ luôn đặt trong sự cảnh giác. Phần này được gọi là “não loài bò sát”. Phần này mang bản sinh tồn, quan tâm đến thức ăn, chỗ ở, sinh sản và bảo vệ lãnh thổ.
Khi ta cảm thấy nguy hiểm, phần não bò sát sẽ thúc đẩy ta chống chọi và đấu tranh hoặc chạy trốn. Ăn đến miếng cuối cùng, và bỏ chạy khi thấy nguy hiểm. Các mối hiểm hoạ luôn de doạ liên tục làm cho phần não này tiếp nhận những thông tin sẵn sàng hành động. Hành động nhanh chóng, hấp tấp.
Nhiều thế kỷ đã trả qua, con người đã tiến hoá tốt hơn. Nhưng những hành động do phần não này điều khiển vẫn luôn luôn tồn tại. Nên nhiều người trong chúng ta có thói quen tiêu xài tiền ngay khi vừa nhận nó. Bạn có thấy phấn khởi và muốn rủ bạn bè đi nhậu ngay khi vừa có lương không?
Vậy cách để khắc phục nó như thế nào?
May mắn là con người không chỉ có bộ não bò sát mà còn có hệ thống não của động vật có vú cùng vỏ não. Đã giúp chúng ta có những bước tiến dài trong tiến hoá thành động vật bậc cao.
Cách để loại bỏ nhu cầu tài chính của “bộ não bò sát” là bạn hãy chiếm lấy quyền kiểm soát bộ não mình. Bạn có thể kiểm soát nó bằng cách phát triển bản thân mình về tài chính, lên kết hoạch cụ thể. Khi có một kế hoạch cụ thể, não bộ thường có khuynh hướng đưa ra những câu trả lời và hành động theo kế hoạch.
Ngoài ra, có một cách đánh lừa bộ não bò sát này là đặt giới hạn thời gian. Vì chúng thích nhanh chóng và vội vã mà. Hãy làm như nó muốn vậy.
Nguyên nhân tiếp theo là: Sự mặc định
Đây là nguyên nhân do tác nhân là môi trường bạn sống. Những người bạn tiếp xúc. Nó ảnh hưởng từ lúc nhỏ và ăn sâu và trong tiềm thức của bạn.
Chúng ta là những sinh vật của thói quen. Ai cũng có những bộ phim yêu thích mà có thể xem đi xem lại. Những bài hát bất hủ. Hoặc một hành động lặp đi lặp lại hằng ngày đó là ngủ dậy cái là lấy ngay điện thoại ra xem.
Vấn đề của những sở thích là ở chỗ: Chúng ta mặc nhiên rằng, các điều kiện hình thành sở thích bạn đầu vẫn luôn tồn tại. Tài chính cá nhân cũng vậy, khi bạn mặc định cách thức tiêu tiền của mình mà không cần suy nghĩ. Thì đồng thời bạn cũng đã bỏ qua thói quen tiết kiệm, hay là mình tiết kiệm được bao nhiêu.
Cách để vượt qua thói sự mặc định là gì?
May mắn là chúng ta có thể thay thế những thói quen không tốt bằng những thói quen tốt. Từ nhỏ bạn có thể ảnh hưởng thói quen chi tiêu của 1 ai đó trong gia đình. Nhưng bạn vẫn có thể thay đổi nó. Bạn hãy nhìn lại các hành vi hàng ngày của mình và tìm giải pháp thay thế. Hoặc bạn cũng có thể xem qua chuỗi bài viết Lời khuyên tài chính tốt nhất bạn từng nghe…
Sau đó hãy cam kết đưa số tiền cần tiết kiệm vào tài khoản tiết kiệm. Môt kỹ quỹ hay một quý khẩn cấp.
Nguyên nhân chủ quan: Thành kiến
Khi bạn tin vào một điều gì và chăm chăm đi tìm bằng chứng để củng cố thêm niềm tin của mình. Thì bạn đang rơi vào xu hướng tự xác thực. Có một câu nói nổi tiếng của Herry Ford
“Bạn luôn đúng khi quyết định có thể làm được điều gì và không làm được điều gì”
Khi bạn tin vào một điều gì đó, bạn sẽ tìm mọi bằng chứng để củng cố cho nó. Và dần dần, cho dù việc xấu thì bạn vẫn không cảm thấy đó là xấu. Trong tài chính cá nhân cũng vậy, việc chi tiêu và tiết kiệm cũng ảnh hường thành kiến của bạn.
Giả sử, bạn rất thích Iphone XS và đang tìm mua một điện thoại mới. Bạn sẽ bỏ qua hết các trang thông tin về điện thoại khác như galaxy note 9, Xiaomi,…
Bạn chỉ vào trang xem điện thoại của Apple. Cho dù bên cạnh vẫn có nhiều điện thoại hãng khác.
Bạn phủ nhận mọi dữ liệu chứng minh rằng bạn có thể có được một sản phẩm tốt tương đương ở một mức giá rẻ hơn từ một thương hiệu khác.
Khi được hỏi về lý do chính đáng đằng sau việc mua của bạn thì bạn chỉ có thể trả lời “Tôi thích nó”.
Cách vượt qua những định kiến này là gì?
Đừng mua hàng theo cảm tính hoặc theo kết quả đầu tiên của dòng suy nghĩ. Hãy tạo cho mình 1 thói quen phản biện. Hãy đặt đủ các câu hỏi, phân tách chúng thành 2 phần được và mất. Sau đó liệt kê mọi thứ bạn có thể nghĩ ra vào 2 cột. Bạn sẽ được gì và mất gì. Sau đó, so sánh chúng và ra quyết định.
Nguyên nhân nữa là: Sự thoả mãn tức thì
Bạn có nhớ cảm giác của mình khi mua chiếc xe đầu tiên không? Tôi cảm thấy như vua của thế giới. Tôi không thể chờ đợi để khoe nó cho tất cả bạn bè của tôi. 2 tháng sau cảm giác đó biến mất. Và điều đó sẽ xảy ra với bạn với mọi thứ bạn mua trong cuộc sống. Đó là bản chất con người.
Vì vậy, không bao giờ mua vào ý tưởng sở hữu một cái gì đó sẽ làm cho bạn hạnh phúc hơn bạn đang ngay bây giờ bởi vì nó sẽ không. Cơn sốt sẽ biến mất, vì vậy bạn nên tiết kiệm tiền. Đừng cố gắng thoải mãn nhu cầu cá nhân của bạn nếu như khả năng tài chính vẫn chưa cho phép.
Tôi sẽ lấy cho bạn môt ví dụ nữa là: Người ta làm thí nghiệm với những đứa trẻ 6 tuổi với những viên kẹo. Chúng có 2 lựa chọn là… Với lựa chọn hưởng thụ ngay 1 viên kẹo bạn thích và chờ 30 phút bạn sẽ nhận được 2 viên kẹo đó. Hầu hết chúng sẽ chọn nhận ngay. Đó là khuynh hướng “hưởng thụ những thú vui của thời điểm hiện tại mà không lo ngại cho tương lai”. Hay nói ngắn gọn đó là sự thoả mãn tức thì.
Tuy nhiên, sự thoả mãn tức thì cũng chỉ là một thói quen. Bạn đều có thể sửa chữa nó. Một trong những nhà đầu tư thành công nhất mọi thời đại, Warren Buffett. Là một người ủng hộ việc học kiềm chế và tránh thoả mãn tức thì.
“Một người được ngồi trong bóng râm ngày hôm nay là vì có người đã trồng cái cây lâu thật lâu trước đây”. -warren buffett
Cách khắc phục sự thoả mãn tức thi như thế nào?
Để học trì hoãn sự thoả mãn tức thì thì bạn hãy tưởng thưởng lớn hơn về sau. Các tốt nhất là chứng thực nó bằng các kế hoạch. Ví dụ như bạn tự hứa với bản thân rằng mình sẽ không dùng thẻ tín dụng trong vòng 3 năm để trả hết nợ tiêu dùng. Sau đó bạn sẽ có 1 chuyến du lịch đi nước ngoài để ăn mừng việc đó, hãy viết ra và thực hiện nó.
Hay cam kết thực hiện nó. Khi bạn cố gắng chinh phục môt cột mốc quan trọng về tài chính. Và hãy luôn theo kế hoạch của mình, hãy gữi lời hứa với bạn thân mình cũng như với người khác.
Lời kết
Trên đây là những chia sẻ về tài chính của tôi. Nếu bạn thấy có gì cần bổ sung, hãy bình luận ngay bên dưới nhé. Và truy cập website chúng tôi để xem lại những bài viết trước.